y nghia Tranh dan gian dong ho danh ghen

Ý nghĩa tranh dân gian đông hồ đánh ghen

Tranh dân gian Đông Hồ đánh ghen là tranh gì có ý nghĩa gì? Tất cả sẽ được AmiA giải đáp tường tận trong bài viết này.

Tranh Đông Hồ đánh ghen là bức tranh thuộc dòng tranh truyền thống từ làng nghề làm tranh Đông Hồ ở thuận thành Bắc Ninh. Tranh được làm trên giấy dó hay còn gọi là giấy điệp. Từng mảng màu trong tranh là một lần in bản khắc gỗ. Các nghệ nhân đã tỉ mẩn vẽ bản mẫu sau đó khắc trên bản gỗ. Trong tranh có bao nhiều màu sắc tức bấy nhiêu lần in. Đó là nét riêng rất độc đáo của dòng tranh dân gian Đông Hồ hay còn gọi là tranh in bản khắc gỗ.

Trở lại với bức tranh Đánh Ghen là một trong số 15 bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng nên treo ở phòng khách. Cái hay của bức tranh này là nghệ thuật trào phúng và châm biếm rất thú vị. Bức tranh này thuộc chủ đề tranh sinh hoạt trong dân gian Đông Hồ.

Tranh danh ghen treo tuong phong khach dong ho noi tieng

Mô tả về bức tranh dân gian Đánh Ghen:

Nội dụng: Thể hiện tấn bi kịch của một gia đình không hạnh phúc. Mà đây là hình ảnh của gia đình giàu có nhiều của ăn của để thể hiện ở bức bình phong và cây cổ thụ.

Người chồng ngoại tình để vợ bắt được, con trai thì trông thấy. Thế nhưng lại lại ngược với lẽ thường tình khi trước mặt vợ, người đàn ông vẫn ngang nhiên để tay lên bầu ngực của ả tình nhân ra vẻ bảo vệ. Còn ả tình nhân khi gặp vợ cả cũng chẳng sợ sệt hay lén lút, mà trái lại còn rất vênh váo, khiêu khích kiểu bố đời.

Tuyến nhân vật trong bức tranh: Trong bức tranh Đánh Ghen ta thấy rõ 4 nhân vật;

Trong tranh được chia làm 2 chính tuyến: Một bên vợ cả và đứa con của hai vợ chồng. Bên còn lại là người chồng và ả tình nhân.

Người vợ: Mái tóc cũng dài đấy, nếu thả ra thì sẽ rất đẹp, còn đẹp hơn ả tình nhân của chồng. Thế nhưng đi đánh ghen, bạn có thấy chị vợ nào thả tóc không. Không dại gì mà để cho ả tình nhân kia nắm được tóc của mình. Nên người vợ đã búi tóc cao gọn gàng sẵn sàng chiến đấu cho ả kia một bài học.

Tư thế chiến đấu y chang mấy chị vợ bây giờ khi bắt được chồng ngoại tình. Xắn váy, chống nạnh, tay kia cầm kéo giơ cao như muốn cắt đứt mái tóc dài của ả tình nhân cho thỏa cơn giận. Ngày xưa kỵ nhất là đàn bà con gái bị cạo đầu bôi vôi.

Các cụ xưa còn tính toán chu đáo bước này cho người vợ khi khắc họa hình ảnh người vợ với mái tóc búi cao. Đấy chính là điều thú vị và nghệ thuật của các nghệ nhân.

Hinh anh buc tranh dan gian Dong Ho danh ghen\

Ả tình nhân: Với ả này thì được các nghệ nhân họa khắc trái ngược hoàn toàn với người vợ cả. Đúng chất của một người tình nhân, ả này mặc lẳng lơ, may còn mặc váy, áo không thèm mặc thể hiện sự thách thức với ngời vợ cả. Tư thế đứng quay lưng dựa vào người chồng, tay còn nâng mái tóc chìa về phía người vợ cho cắt tóc với vẻ rất vênh váo, bố đời.

Người chồng: Tưởng thế nào một tay thì ngăn vợ, tay kia thì chả biết vô tình hay cố ý lại vẫn còn đặt lên bầu ngực ả tình nhân không một chút ngần ngại.

Người chồng thốt lên: “Thôi thôi nuốt giận làm lành. Chi điều sinh sự nhục mình, nhục ta”. Đây chính là dòng chữ viết trên bức tranh Đông Hồ đánh ghen nổi tiếng. Câu nói này của người chồng lại làm cho vợ nhụt lại khí chí đang hừng hực đánh ghen. Nhưng cũng làm vợ cảm thấy buồn tủi, ê chề khi chồng mình thương người phụ nữ khác.

Người con: May quá có người con xuất hiện. Hình ảnh đứa con cũng rất lớn đã đủ hiểu biết chắp tay cúi lạy khuyên răn mẹ. “Mẹ về tắm mát nghỉ ngơi, Ham thanh chuộng lạ mặc cho thày tôi với dì”.

y nghia Tranh dan gian dong ho danh ghen

Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ đánh ghen

Bố cục sắp xếp tuyến nhân vật trong bức tranh như một vòng tròn luẩn quẩn không thể nào thoát ra được. Các nghệ nhân đã khéo léo đưa màn kịch đánh ghen lên cao trào tột độ cho người xem khi chứng kiến. Nhưng rồi lại thấy thương, thấy giận thay cho người vợ cùng đứa con phải chịu cảnh chung chồng.

Tổng kết: Ý Nghĩa của bức tranh dân gian Đông Hồ Đánh Ghen

Bức tranh Đánh Ghen đã ra đời hàng chục thập kỷ ấy thế mà đã làm toát lên vẻ rất “đời” trong xã hội thực tế ngày nay. Vẫn còn không ít gia đình vướng vào tấn bi kịch này. Ý nghĩa của bức tranh Đánh Ghen:

  • Phê phán chế độ đa thê, phê phán người chồng không chung thủy phá vỡ hạnh phúc gia đình.
  • Phê phán người vợ không đủ quan tâm, cảm thông chia sẻ kịp lúc để chồng phải tìm đến một người phụ nữ khác, để con trẻ phải nhìn thấy thảm kịch gia đình.
  • Phê phán sự nóng giận của người vợ tự làm giảm giá trị của bản thân mình.
  • Phê phán cả những người thứ 3 tự biến mình thành tình nhân để mang tiếng xấu ở đời.

Bạn có thể mua bức tranh này về treo trong gia đình mình để tự nhắc nhở bản thân mỗi ngày: “Hãy nâng cao giá trị của bản thân là người phụ nữ. Hãy biết mềm biết cứng, biết đúng thời điểm để con cái luôn được hạnh phúc trong chính mái ấm của mình.”

Hoặc chỉ đơn giản là mua một bức tranh dân gian Đông Hồ để chung tay gìn giữ một món quà đặc trưng văn hóa dân tộc.

Goc trang tri tranh dan gian dong ho tai cua hang

Góc trang trí tranh dân gian đông hồ tại cửa hàng tranh AmiA

AmiA cảm ơn bạn đã xem bài viết: Nếu muốn mua các bức tranh Đông Hồ mời bạn mua tại danh mục: Tranh dân gian Đông Hồ.

Posted in Tin showroom and tagged , , , .

3 Comments

  1. Chữ trong tranh:
    “Thôi thôi nuốt giận làm lành
    Chi điều sinh sự nhục mình nhục ta”
    có vẻ không đúng lắm, bởi 2 chữ THÔI không giống nhau và hai chữ NHỤC không giống nhau.

    • AmiA chào anh Đỗ Trọng Tầu,

      Trước hết Amia cảm ơn vì chi tiết anh phát hiện rất đúng và thú vị. 2 chữ THÔI không giống nhau và hai chữ NHỤC không giống nhau là bởi lẽ ý nghĩa của 2 từ khác nhau, mặc dù đứng cạnh nhau và phát âm giống nhau. Vì đây là dòng tranh khắc bản gỗ theo chữ Hán Nôm, nên chỉ cần ý nghĩa khác nhau, là tượng hình đã khác nhau. Cụ thể:

      Hai chữ “Thôi thôi” trong câu. Chữ đầu mang ý nghĩa: hành động ngừng lại là động từ chỉ sự ngừng lại việc xích mích. Còn chữ Thôi thứ hai mang ý: thôi đủ rồi như một danh từ biểu hiện sự quá mệt mỏi, muốn dừng lại mọi việc.
      Tương tự: “Nhục mình – Nhục ta”: Chữ Nhục đầu tiên mang ý nghĩa: Nhục nhã tức người đàn bà kia càng sinh sự lại càng làm nhục bản thân mình. Còn nhục thứ 2 có ý nghĩa: Rườm rà phức tạp. Có sinh sự nữa thì bản thân người vợ cũng làm vào cảnh phức tạp, không giải quyêt được việc gì.

      Bên cạnh đó, ở thời phong kiến, các chữ Hán Nôm ở bản khắc gỗ còn được đục lỗi bớt một vài nét chữ để tránh bị xăm xoi ta tàu. Do đó, một bức tranh không thể chính xác được các chữ tượng hình giống hệt nhau. Đó cũng là một điều thú vị trong dòng tranh dân gian Đông Hồ.
      AmiA cảm ơn anh đã phát hiện một điều rất thú vị, giúp nhiều người yêu tranh đông hồ cùng hiểu rõ hơn về bức tranh Đánh ghen này!

      • Không hẳn là phê phán người chồng như bạn viết. Đây là “Tranh tết” nó chỉ mang tính trào phúng là phần nhiều. Tranh dân gian xuất hiện từ thời Lê. Lúc này, xã hội đang Chấp nhận “5 thê bảy thiếp”,.
        Vậy đây là vợ bé, chứ ko phải người tình của chồng nhé.
        Lưu ý câu thơ trên bức tranh, cậu bé nói “dì” (vợ thứ) nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *